
Phụng Vụ Lời Chúa CN 3 Mùa Chay, Năm C CN 23-03-2025

“… ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì !” (Lc 13, 1-9)
Bài Ðọc I: Xh 3, 1-8a. 13-15
“Ðấng hiện hữu sai tôi đến với anh em”.
Trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: “Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi”.
Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: “Môsê! Môsê!” Ông thưa: “Dạ con đây!” Chúa nói: “Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh”. Chúa lại nói: “Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp”. Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: “Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật”.
Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: “Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: “Tên Người là gì?”, con sẽ nói sao với họ?” Thiên Chúa nói với Môsê: “Ta là Ðấng Tự Hữu”. Chúa nói: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: “Ðấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em”.
Thiên Chúa lại nói với Môsê: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: “Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em”. Ðó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ”.
- Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11
Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. – Ðáp.
2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. – Ðáp.
3) Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel. – Ðáp.
4) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. – Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12
“Ðời sống dân chúng đối với Môsê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.
Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã.
- Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2
Này là lúc thuận tiện, này là ngày cứu độ.
Phúc Âm: Lc 13, 1-9
“Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.
Ngài nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: “Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”. – Ðó là lời Chúa.
Bron: https://thanhlinh.net/vi/chua-nhat-iii-mua-chay-nam-c-0
Suy Niệm: Cây vả trong vườn nho quý
“Thưa ông, xin để cho nó thêm một năm nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân… ”.
Lời van xin này của người làm vườn đã chạm vào trái tim của ông chủ vườn nho. Ông chủ đã để cho người làm vườn tiếp tục chăm bón và săn sóc cho cây vả cho đến khi cây vả trổ bông kết trái.
Hình ảnh cây vả đơn côi sống trong vườn nho quý của ông chủ nhắc nhở chúng ta cuộc sống chung với các sắc dân và chủng tộc trong một xã hội, bên cạnh những sự thiên vị trong xã hội giữa chủng tộc này với chủng tộc khác, giữa những người khác tôn giáo, khác văn hóa, khác ngôn ngữ… Đây cũng hình ảnh của những dân tộc thiểu số trong giữa các dân tộc đông đảo khác. Chúng ta cũng có thể gọi hiện tượng này là kỳ thị trong xã hội hiện nay!
Những cây nho quý được vun sới và chăm bón hàng ngày, trong khi cây vả bị bỏ rơi, không được quan tâm và chăm sóc. Cây vả phải tự cố gắng, và phải cố gắng gấp nhiều lần để vượt qua mọi khó khăn để tự sống và sống tồn. Vì không được chăm sóc, nên nó sống èo ọt, và không thể sinh hoa kết trái. Và ác nghiệt thay ông chủ chỉ nghĩ đến điều lợi, và ra lệnh cắt bỏ cây vả; vì để nó chỉ tốn đất! Nhưng người làm việc đã nài xin ông chủ và xin thêm thời gian, để chăm bón cho cây vả, hy vọng nó có thể đơm bông kết trái.
Người làm việc này chính là Thiên Chúa: “Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng (Xh 3, 1-8a. 13-15). Và đã sai Người Con duy nhất là Đức Giesu Kito đến vườn nho và ban ơn lành cho những ai tin vào Ngài. Những ai tin thì sẽ sinh nhiều ân đức thiêng liêng và được tham dự vào sự sống muôn đời. Bất hạnh cho những ai không tin vào Thiên Chúa: Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy” (Lc 13, 1-9).
Nguyện xin Chúa giúp biến đổi tâm hồn chúng con, xin giúp chúng con nhận ra ánh sáng chân lý và tình thương của Chúa. Chúng con sẽ không phải sợ hãi, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con. Amen.
Lm Phaolo Phạm Đình Hiện MHM
(Báo Muc Vụ GX số tháng 12, 2024 – 02, 2025)
Overweging:
“Als u zich niet bekeert, zult u ook verloren gaan!”
“Wijsheid is met de ouden, voorzichtigheid is in hoge ouderdom.» (Job 12:12 Vg) De woorden die standhouden in de wortel van wijsheid zijn de woorden die al hun kracht putten uit de kunst van het leven door de beproeving van de daad zelf. Maar omdat een lang leven vaak wordt verleend zonder dat de genade van wijsheid wordt verleend, is het juist om nu Hem te noemen wiens oordeel deze gaven uitdeelt en de tekst voegt daaraan toe: “In Hem is wijsheid en kracht, in Hem is raad en inzicht.» (Job 12:13) Wij passen deze woorden niet zonder relevantie toe op de enige Zoon van de soevereine Vader, omdat wij beseffen dat Hij de wijsheid en kracht van God is. Paulus getuigt hier ook van voor ons begrip als hij zegt dat “Christus de kracht Gods en de wijsheid Gods is” (1 Kor. 1:24), Hij die altijd in God is, want “in het begin was het Woord en het Woord was in God en het Woord was God” (Joh. 1:1). God heeft raad en inzicht, raad, omdat Hij zijn daden bestuurt, inzicht, omdat Hij onze daden kent. Het woord advies kan ook duiden op de traagheid van zijn geheime oordeel, dat wil zeggen dat Hij het slaan van de schuldige partij kan uitstellen, niet omdat Hij zijn eigen tekortkomingen in de rechtspleging niet opmerkt, maar zodat men kan zien dat de veroordeling, uitgesteld in het perspectief van boetedoening, pas laat voortvloeit uit advies.
- Gregorius de Grote (ca. 540-604) paus en kerkleraar: Boek XI, SC 212